Tiêm phòng bệnh sốt vàng
1. Sốt vàng da là bệnh gì?
Bệnh sốt vàng thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm
Sốt vàng là chứng bệnh sốt gây vàng da do siêu vi trùng thuộc họ Flaviviridae gây ra. Đây là một chứng bệnh sốt xuất huyết quan trọng tại châu Phi và Nam Mỹ mặc dầu hiện nay đã có vắc-xin hiệu nghiệm.
Sốt vàng hay sốt vàng da là bệnh vi rút cấp tính. Trong đa số trường hợp, có các triệu chứng sốt, ớn lạnh, mất cảm giác thèm ăn, nôn, đau bắp cơ đặc biệt ở lưng, và nhức đầu.Triệu chứng thường giảm trong vòng năm ngày. Ở một số người trong vòng một ngày thuyên giảm, sốt tái phát, đau bụng, và tổn thương gan bắt đầu gây vàng da.Nếu tình trang này xảy ra thì nguy cơ chảy máu và bệnh về thận cũng tăng.
2. Tác nhân gây bệnh sốt vàng da
- Tên tác nhân: vi rút sốt vàng (Yellow fever virus), họ Flaviviridae, giống Flavivirus, nhóm vi rút Arbo.
- Sốt vàng: là do một loại muỗi khi đốt sẽ truyền virut sốt vàng sang người.
- Khả năng tồn tại ở môi trường: Vi rút có khả năng tồn tại và nhân lên trong tế bào của nhiều loài muỗi. Khi ra khỏi cơ thể nhìn chung sức đề kháng kém: dễ dàng bị diệt bởi hầu hết các loại hóa chất khử khuẩn thông thường và chất tẩy, xà phòng; tác động trực tiếp của nhiệt (trên 560C trong vòng 30 phút), ánh sáng mặt trời và tia tử ngoại.
- Biểu hiện chính của bệnh: Sốt cao, rét run, nhiệt độ cơ thể lên tới 39-40 độ, đau đầu, đau khắp người, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn, da vàng mắt vàng (do tổn thương gan). Các biểu hiện của bệnh nhân bị sốt vàng giống với biểu hiện của bệnh nhân bị sốt rét vì vậy khi bệnh nhân thấy có những dấu hiệu trên cần tới ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế để xét nghiệm máu phân biệt với sốt xuất huyết, sốt rét, sốt do kí sinh trùng...
Chú ý: không phải chứ thấy sốt và vàng da là sốt vàng. Bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay khi thấy nghi ngờ.
3. Phòng bệnh sốt vàng da như thế nào?
- Hiện có vắc xin an toàn và hiệu quả phòng chống bệnh sốt vàng và một số nước yêu cầu tiêm chủng cho người đi du lịch. Vacin này có hiệu lực trong 10 năm, vì vậy nếu ai đã tiêm phòng rồi thì trong 10 năm kể từ ngày tiêm sẽ không phải tiêm nữa (ngày tiêm và thời hạn ghi cụ thể trong giấy chứng nhận tiêm chủng - mầu vàng).
- Biện pháp khác phòng ngừa nhiễm bệnh là giảm số muỗi truyền bệnh. Tại những nơi sốt vàng lưu hành và tiêm chủng không rộng rãi thì phát hiện bệnh sớm và chủng ngừa phần lớn người dân là điều quan trọng để ngăn ngừa dịch bệnh.
- Một khi bị nhiễm bệnh, thì kiểm soát triệu chứng chứ không có biện pháp điều trị đặc hiệu hiệu quả chống vi rút.Đối với người bệnh nặng, khoảng một nửa người không được điều trị bị tử vong.
4. Những ai nên tiêm phòng Sốt vàng da ?
Những người đi du lịch đến hoặc làm việc tại các khu vực nhiệt đới của Phi Châu hoặc Trung và Nam Mỹ, quý vị có thể cần phải chích ngừa.


Các bạn hãy xem tờ giấy tiêm chủng của mình (giấy vàng) thấy có dòng chữ Yelow febre vacin (Vacin Sốt Vàng) đã đc đóng dấu (ký) tức là các bạn đã được tiêm phòng bệnh Sốt vàng rồi nhé.
5. Tiêm phòng sốt vàng da ở đâu?
- Tại Hà Nội: Phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Điện thoại 04.39717694 / 39723173; Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế Hà Nội
- Tại Hải Phòng: Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Hải Phòng. Địa chỉ: 2B, đường Thất Khê, phường Minh Khai, QuậnHồng Bàng, TP Hải Phòng. Điện thoại: 031.3842065 / 031.3841769
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Trung Tâm Kiểm Dịch Y Tế Quốc Tế TP Hồ Chí Minh - 40, Nguyễn Văn Trỗi Phường 15, Quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
Cập nhật 07/2018 Tại khu vực các tỉnh phía Bắc hiện vắc xin có tại Trung tâm kiểm dịch y tế quốc tế Hải Phòng. Địa chỉ: 2 Thất Khê, Minh Khai, Hồng Bàng, Hải Phòng. Điện thoại 0225 3821 067
Xem thêm thông tin về Thuốc Chủng Ngừa Bệnh Sốt vàng da
Post a Comment