Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng như thế nào?
Trẻ em thường phải tiêm rất nhiều loại vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm, điều làm các bà mẹ băn khoăn nhất là khoảng cách giữa các lần tiêm như thế nào?
Với sự tiến bộ trong sản xuất vắc xin chúng ta đã có nhiều loại vắc xin tổng hợp phòng nhiều bệnh trong một mũi tiêm (vắc xin tổng hợp như 5 trong 1 phòng Bạch Hầu, Ho Gà, Uốn Ván, Bại Liệt và các bệnh do Hib, vắc xin tổng hợp phòng 3 bệnh Sởi - Quai bị - Rubella...) do đó rút ngắn số lần tiêm chủng, trẻ đỡ đau, sốt hơn...
Về nguyên tắc 2 vắc xin sống giảm độ lực (vắc xin Sởi, vắc xin Thủy đậu,...) có thể tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhautrong cùng một buổi tiêm chủng nhưng nếu tiêm không đồng thời thì khoảng cách tối thiểu phải là 4 tuần.
Đối với vắc xin bất hoạt (viêm gan B, viêm não mô cầu, viêm não nhật bản...) không có khoảng cách tối thiểu giữa các liều tiêm khác nhau, tuy nhiên đối với vắc xin cùng loại thì có khoảng cách tối thiểu ví dụ như vắc xin viêm não nhật bản B khoảng cách giữa liều thứ 2 so với liều thứ nhất từ 1 - 2 tuần
Khoảng cách giữa vắc xin bất hoạt và vắc xin sống đường tiêm hoặc đường uống khác là không quá quan trọng tuy nhiên nên giữ khoảng cách tối thiểu 2 tuần.
Nếu vì một lý do nào đó mũi tiêm bị trễ, tiêm không đúng lịch hẹn thì cũng không cần phải tiêm lại từ đầu mà vẫn tiếp tục tiêm theo theo lịch của vắc xin đó.
Nói chung vắc xin chỉ có khoảng cách tối thiểu không có khoảng cách tối đa.
Trên đây chỉ là một vài thông tin tham khảo, các bà mẹ khi đi tiêm nên tuân thủ theo lịch hẹn tiêm của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả tiêm chủng.
Xem thêm Lịch tiêm chủng cho trẻ em để ghi nhớ thời điểm tiêm các loại vắc xin cho con
Post a Comment