Hướng dẫn chăm sóc trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu chảy
Thời tiết thay đổi làm trẻ em dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu chảy. Nhiều bà mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc trẻ nên có nhiều trẻ gặp phải các biến chứng nặng. Sau đây là những hướng dẫn của các chuyên gia y tế về cách chăm sóc trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và mắc tiêu chảy các bà mẹ nên tham khảo
Chăm sóc trẻ khi bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
Trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp thường có các triệu chứng sau: ho, sốt (thân nhiệt trên 37.5oC, mặt đỏ, môi khô, quấy khóc), khó thở, thở nhanh hoặc khác thường, đau họng, chảy nước mũi...
Khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp cần thực hiện các bước sau:
- Chăm sóc sinh dưỡng cho trẻ
- Cho trẻ bú mẹ nhiều lần hơn và lâu hơn. Nếu trẻ không bú được, mẹ nên vắt sữa cho trẻ uống bằng thìa, cốc.
- Trong trường hợp trẻ sốt cần cho trẻ uống Oresol để phòng mất nước và điện giải. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì nên cho trẻ uống Oresol sau mỗi lần bú.
- Sử dụng các loại nước khác thay thế nếu không có Oresol như: nước cháo muối, nước cơm, nước trái cây, nước dừa...
- Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt chế biến sẵn.
2. Hạ sốt cho trẻ
- Đặt trẻ nằm chỗ thoáng, tránh gió lùa.
- Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thấm mồ hôi
- Lau người cho trẻ bằng khăn thấm nước ấm
- Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của thầy thuốc
3. Giảm ho
- Giảm ho bằng hoa hồng, quất, lá hẹ hấp với mật ong, lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày
- Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của thầy thuốc
4. Đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế khi có một trong các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt trên 38.5oC
- Trẻ thở nhanh hơn:
- Trẻ dưới 2 tháng thở trên 60 lần/phút
- Trẻ từ 2 đến 12 tháng thở trên 50 lần/phút
- Trẻ từ 1 đến 5 tuổi thở trên 40 lần/phút
- Khó thở, ngực lõm khi hít vào
- Trẻ không bú được
- Trẻ không uống được hoặc uống rất kém
- Tím tái
- Li bì khó đánh thức hoặc co giật

Chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy
Tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng từ 3 lần trở lên trong vòng 24 giờ. Tiêu chảy làm trẻ mất nước, mất muối, dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc tử vong nếu trẻ không được chăm sóc và bổ sung din dưỡng đúng cách.
Khi trẻ bị tiêu chảy cần làm theo hướng dẫn sau:
- Cho trẻ uống nhiều hơn
- Cho trẻ bú mẹ nhiều lần hơn và lâu hơn. Nếu trẻ không bú được, mẹ nên vắt sữa cho trẻ uống bằng thìa, cốc.
- Trong trường hợp trẻ sốt cần cho trẻ uống Oresol để phòng mất nước và điện giải. Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì nên cho trẻ uống Oresol sau mỗi lần bú.
- Sử dụng các loại nước khác thay thế nếu không có Oresol như: nước cháo muối, nước cơm, nước trái cây, nước dừa...
- Không nên cho trẻ uống các loại nước ngọt chế biến sẵn.
2. Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
- Duy trì và tăng dần khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Không hạn chế trẻ ăn, chia thành nhiều bữa nhỏ.
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ
- Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt, cá, trứng, dầu thực vật hoặc mỡ động vật
- Thức ăn nấu chín kỹ, mềm
- Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ...
- Tránh các loại thực phẩm có nhiều xơ và khó tiêu hóa như rau bí, măng, ngô, đỗ...
- Sau khi trẻ ngừng tiêu chảy vẫn cho trẻ ăn thêm một bữa phụ mỗi ngày ít nhất trong 2 tuần. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng, duy trì bữa phụ đến khi trẻ đạt cân nặng bình thường.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.
3. Bổ sung kẽm cho trẻ
- Cho trẻ uống bổ sung kẽm càng sớm càng tốt ngay khi bắt đầu bị tiêu chảy theo hướng dẫn của cán bộ y tế vì kẽm làm giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy.
- Không tự ý dùng thuốc đặc biệt là kháng sinh và thuốc dừng tiêu chảy.
4. Đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế khi trẻ có một trong các dấu hiệu sau:
- Đi ngoài phân lỏng vài lần trong vòng 1 hoặc 2 giờ.
- Nôn rất nhiều
- Rất khát, môt khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt.
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú
- Sốt cao hơn
- Phân có lẫn máu
- Trẻ li bì khó đánh thức hoặc vật vã
- Trẻ không đỡ sau 2 ngày xử lý tại nhà

Post a Comment