Hướng dẫn các bước tiêm phòng bệnh Dại tại phòng tiêm chủng dịch vụ 131 Lò Đúc
Hàng ngày có rất nhiều người vì lý do chủ quan hay khách quan vẫn bị súc vật cắn nhiều nhất là do bị chó, mèo cắn. Dù là vật nhà nuôi hay bị chó mèo cắn khi đi ngoài đường, đi du lịch người bị súc vật cắn đều rất hoang mang và nghĩ ngay tới việc tiêm phòng bệnh Dại.
Tại phòng tiêm cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp bị chó cắn vào mặt, vào khắp người từ các tỉnh chuyển đến tiêm phòng.
Bước 1: Lấy số thứ tự khu A trên màn hình của trạm cấp số tự động trước quầy tiếp đón. Lưu ý các trường hợp bị nặng, người già trên 70 tuổi được ưu tiên (liên hệ nhân viên tiếp đón để lấy số ưu tiên)
Bước 2: Lập hồ sơ đăng ký tiêm phòng bệnh Dại
Nhân viên tiếp đón sẽ cung cấp phiếu tiêm phòng và hồ sơ tiêm phòng bệnh Dại. Người bị súc vật cắn hoặc người nhà điền đầy đủ thông tin và chuyển cho nhân viên tiếp đón lập mã khách hàng
Bước 3: Chờ tư vấn tiêm chủng theo hệ thống xếp hàng tự động tại khu A
Theo dõi số thứ tự hiện thị trên màn hình led trước cửa các phòng bác sĩ khu A và nghe loa gọi số. Tại đây bác sĩ sẽ tư vấn tiêm phòng bệnh Dại, thông thường sẽ có các trường hợp sau:
Bác sĩ sẽ là người quyết định trường hợp nào chưa cần tiêm, trường hợp nào cần tiêm và phác đồ tiêm vắc xin. Lưu ý trường hợp cần phải tiêm huyết thanh và vắc xin cần tuân thủ tiêm đầy đủ đúng lịch.
Bước 4: Sau khi có chỉ định tiêm phòng của bác sĩ, nộp tiền vắc xin tại quầy thu ngân khu A sau đó ngồi chờ gọi vào phòng tiêm theo số thứ tự
Bước 5: Tiêm phòng và theo dõi sau tiêm
Đối với trường hợp tiêm kháng huyết thanh cần phải thử test phản ứng trước tiêm theo hướng dẫn của nhân viên phòng tiêm.
Sau khi tiêm phòng kháng huyết thanh và vắc xin lưu ý ở lại theo dõi 30 phút sau tiêm, qua bàn kiểm tra trước khi ra về
Tham khảo 20 câu hỏi thường gặp về tiêm vắc xin phòng dại
Phòng tiêm chủng của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, địa chỉ 131 Lò Đúc, Hà Nội là nơi thường được nhắc đến nhiều nhất về tiêm phòng Dại cho người dân các tỉnh phía Bắc.
Tại phòng tiêm cũng đã chứng kiến nhiều trường hợp bị chó cắn vào mặt, vào khắp người từ các tỉnh chuyển đến tiêm phòng.
Hướng dẫn các bước tiêm phòng Dại tại phòng tiêm chủng 131 Lò Đúc
Bước 1: Lấy số thứ tự khu A trên màn hình của trạm cấp số tự động trước quầy tiếp đón. Lưu ý các trường hợp bị nặng, người già trên 70 tuổi được ưu tiên (liên hệ nhân viên tiếp đón để lấy số ưu tiên)
Bước 2: Lập hồ sơ đăng ký tiêm phòng bệnh Dại
Nhân viên tiếp đón sẽ cung cấp phiếu tiêm phòng và hồ sơ tiêm phòng bệnh Dại. Người bị súc vật cắn hoặc người nhà điền đầy đủ thông tin và chuyển cho nhân viên tiếp đón lập mã khách hàng
Bước 3: Chờ tư vấn tiêm chủng theo hệ thống xếp hàng tự động tại khu A
Theo dõi số thứ tự hiện thị trên màn hình led trước cửa các phòng bác sĩ khu A và nghe loa gọi số. Tại đây bác sĩ sẽ tư vấn tiêm phòng bệnh Dại, thông thường sẽ có các trường hợp sau:
- Theo dõi tiếp con vật, chưa phải tiêm phòng.
- Tiêm phòng kháng huyết thanh và vắc xin đối với trường hợp bị nặng, súc vật chết sau khi cắn, vị trí cắn nguy hiểm gần các dây thần kinh.
- Chỉ tiêm phòng vắc xin đối với trường hợp vết thương nhẹ, súc vật không theo dõi được sau khi cắn
Bác sĩ sẽ là người quyết định trường hợp nào chưa cần tiêm, trường hợp nào cần tiêm và phác đồ tiêm vắc xin. Lưu ý trường hợp cần phải tiêm huyết thanh và vắc xin cần tuân thủ tiêm đầy đủ đúng lịch.
Bước 4: Sau khi có chỉ định tiêm phòng của bác sĩ, nộp tiền vắc xin tại quầy thu ngân khu A sau đó ngồi chờ gọi vào phòng tiêm theo số thứ tự
Bước 5: Tiêm phòng và theo dõi sau tiêm
Đối với trường hợp tiêm kháng huyết thanh cần phải thử test phản ứng trước tiêm theo hướng dẫn của nhân viên phòng tiêm.
Sau khi tiêm phòng kháng huyết thanh và vắc xin lưu ý ở lại theo dõi 30 phút sau tiêm, qua bàn kiểm tra trước khi ra về
Tham khảo 20 câu hỏi thường gặp về tiêm vắc xin phòng dại
Post a Comment