Header Ads

Giải đáp một số thắc mắc thường gặp nhất trong tiêm chủng

Có vô vàn câu hỏi liên quan đến việc tiêm vắc xin phòng bệnh. Admin tổng hợp và giải đáp một số thắc mắc mà bạn thường quan tâm nhất trước khi tiêm chủng để các bạn tham khảo.
Tại sao vắc xin thường không tiêm cho trẻ trước 6 tuần tuổi?

Là bởi vì thường có rất ít dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả của việc sử dụng vắc xin đối với nhóm trẻ nhỏ hơn 6 tuần tuổi do đó vắc xin ít được cấp phép tiêm cho trẻ nhóm tuổi này ngoại trừ vắc xin BCG phòng bệnh Lao và Vắc xin phòng bệnh Viêm gan Bc
Có thể sử dụng nhiều loại vắc xin trong cùng 1 lần tiêm không?

Thông thường có thể sử dụng nhiều hơn một loại vắc xin trong cùng 1 lần tiêm chủng ở các vị trí khác nhau tuy nhiên nên cân nhắc yếu tố lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng bởi một số loại vắc xin theo ghi nhận có những tác dụng phụ mạnh hơn các vắc xin khác thường gây tình trạng sốt cao, sưng đau tại chỗ tiêm kéo dài như vắc xin phòng bệnh Phế cầu Synflorix, vắc xin phòng bệnh viêm màng não mủ do não mô cầu nhóm B và C, vắc xin tổng hợp.

Trường hợp nếu xảy ra tác dụng phụ sau tiêm khi sử dụng đồng thời các vắc xin thì rất khó xác định là do vắc xin nào gây ra, kết quả ghi nhận phản ứng sau tiêm sẽ thiếu chính xác.

Đối với 2 vắc xin sống giảm độc lực như Thủy đậu và MMR có thể dùng đồng thời nhưng nếu không tiêm luôn cùng thì phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 4 tuần.
Khoảng cách tối thiểu giữa các lần tiêm có ý nghĩa là gì?

Lịch tiêm chủng thường được xây dựng dựa trên các thử nghiệm lâm sàng trước khi vắc xin được cấp phép lưu hành và sử dụng. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa các liều tiêm chủng trong các thử nghiệm lâm sàng thường trở thành lịch tiêm khuyến nghị và là khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần tiêm vắc xin đó.
Có cần thiết phải tiêm lại từ đầu nếu không đến đúng lịch hẹn ngay cả sau 1 năm hoặc muộn hơn?

Đối với hầu hết các loại vắc xin thì không có yêu cầu bắt buộc phải tiêm lại từ đầu ngay cả trường hợp khoảng cách đó lơn hơn nhiều so với lịch hẹn tiêm, tuy nhiên cũng có một số trường hợp cần phải sử dụng lại như vắc xin thương hàn dạng uống, vắc xin viêm não Nhật Bản,... nếu không hoành thành đúng lịch tiêm cơ bản.

Vắc xin nào chống chỉ định với dị ứng trứng?

Vắc xin cúm mùa và vắc xin sốt vàng là những vắc xin có chống chỉ định với người bị dị ứng trứng. Vắc xin MMR không còn được coi là chống chỉ định với dị ứng trứng bới một số nghiên cứu đã ghi nhận sự an toàn của loại vắc xin này khi sử dụng ở trẻ bị dị ứng trứng.
Có cần phải đeo găng tay khi thực hành tiêm chủng không?

Không có yêu cầu bắt buộc nhân viên y tế phải sử dụng găng tay khi thực hành tiêm chủng trừ khi họ có tiếp xúc với chất lỏng của cơ thể có nguy có truyền nhiễm hoặc có vết thương hở trên người. Nếu nhân viên y tế chọn đeo găng tay thì cần phải thay đổi mỗi lần thực hành tiêm chủng trên những người tiêm khác nhau.
Có nên tiêm vắc xin cho người sử dụng thuốc kháng sinh không?

Nói chung kháng sinh ít hoặc không gây ảnh hưởng đến việc tiêm chủng, người bị bệnh nhẹ vẫn có thể tiêm tuy nhiên với những người mắc bệnh cấp tính ở mức độ trung bình và nặng thì nên hoãn tiêm đến khi sức khỏe hồi phục bởi trường hợp có thể sảy ra sốt sau tiêm rất khó xác định nguyên nhân là do bệnh hay do tác dụng phụ của vắc xin gây ra và bởi lịch tiêm là khoảng cách tối thiểu do đó có thể trì hoãn đến khi sức khỏe ổn định.
Có nên tiêm vắc xin cho người đang sử dụng thuốc có thành phần corticoid không?

Việc tiêm vắc xin với mục đích là tạo ra miễn dịch bảo vệ nó ngược với thuốc có thành phần corticoid lại gây ức chế miễn dịch do đó khuyến cáo tốt nhất nên ngừng thuốc 1 tháng, tối thiểu cũng nên cách 2 tuần.

Còn nữa...



Được tạo bởi Blogger.