Bệnh Cúm và vắc xin phòng bệnh Cúm năm 2022
Gần đây với thông tin nhiều ca mắc Cúm A một căn bệnh thường lưu hành vào Mùa Đông lại xuất hiện giữa Mùa Hè làm nhiều người lo lắng trong lúc có thông tin nhiều ca bệnh Covid-19 tăng trở lại. Vậy biện pháp phòng bệnh nào hiệu quả trong giai đoạn này?
Bệnh Cúm A đang lưu hành có đặc điểm gì?
Cúm là một nhiễm trùng hô hấp do vi rút gây sốt, sổ mũi, ho, đau đầu và mệt mỏi. Bệnh Cúm có thể do nhiều týp A, B, C trong bài viết này tôi tập trung nói về Cúm A thôi nhé. Cúm A có 2 thành phần là H (Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu H) và N (kháng nguyên trung hoà N). Có 18 kiểu H và 11 kiểu N như vậy tổ hợp của H và N sẽ có rất nhiều ví dụ như H1N1; H3N2; H7N9,...
Một đại dịch Cúm A H1N1 điển hình gần đây
Bệnh Cúm A(H1N1) chủng đại dịch 2009 là một trong các bệnh Cúm mùa hiện nay. Bệnh gây ra bởi virus Cúm A (H1N1) và đôi khi còn được gọi là Cúm Lợn vì ban đầu các nhà khoa học cho rằng chủng cúm này có nguồn gốc từ Lợn (khác với chủng cúm A (H1N1) trước đó). Cúm A(H1N1) bùng phát mạnh vào năm 2009 và có tốc độ lây lan rất nhanh.
Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên ghi nhận ngày 26/5/2009 và bùng phát mạnh vào những tháng cuối năm 2009, sau khi triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống, dịch bệnh được đẩy lùi và cơ bản khống chế vào khoảng tháng 07/2010. Từ năm 2010 đến nay, cúm A(H1N1) 2009 lưu hành thường xuyên và rộng khắp ở nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực trong đó có Việt Nam như các chủng vi rút cúm mùa khác
Tuy không nguy hiểm như nhiễm cúm A(H5N1), cúm A(H7N9), những người nhiễm cúm A(H1N1) hay vi rút cúm mùa khác cũng có thể gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, thậm chí có thể gây suy đa tạng, tử vong ở một số người có bệnh mạn tính
Vì sao năm nay cúm A bùng phát vào mùa hè?
- Sau một khoảng thời gian giãn cách, khả năng tiếp xúc với virus cúm rất thấp. Đồng thời, việc tiêm phòng cúm trong hơn 2 năm giãn cách do dịch Covid-19 cũng bị lơ là. Điều này tạo nên khoảng trống miễn dịch, khiến dịch cúm A bùng phát ở cả trẻ em và người lớn.
Triệu chứng và biến chứng của bệnh Cúm A
Các triệu chứng điển hình và biến chứng của bệnh cúm:
- Sốt cao 39 độ C – 40 độ C.
- Nhức đầu, đau nhức toàn thân.
- Ho dữ dội, suy nhược nặng, tiêu chảy, nôn ói...
- Một số trường hợp bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề như: Viêm phổi tim mạch, nhiễm trùng huyết... gây đe dọa tính mạng của nhiều người
Lời khuyên phòng bệnh cúm
Virus cúm có khả năng lây lan trực tiếp từ người này sang người khác, vì vậy mỗi người cần chủ động phòng ngừa bệnh cúm bằng các biện pháp sau:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước.
- Lau chùi thường xuyên các bề mặt tiếp xúc hay các vật dụng có thể bị lây nhiễm bệnh cúm.
- Xây dựng chế độ ăn cân bằng chất dinh dưỡng, ăn uống đúng giờ.
- Tập thể dục hàng ngày, rửa tay trước và sau khi ăn cũng như mỗi khi ở ngoài về nhà, bàn tay sạch là một trong các biện pháp quan trọng để ngừa cúm.
- Bệnh Cúm đã có vắc xin. Hàng năm người dân nên đi tiêm chủng sớm ngay khi có vắc xin mới.
Các loại vắc xin phòng bệnh Cúm năm 2022
Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại vắc xin phòng bệnh Cúm tùy theo cách phân loại.
- Theo thành phần có vắc xin Cúm tam giá (phòng 2 týp Cúm A và 1 dòng Cúm B) và vắc xin Cúm tứ giá (Phòng 2 týp cúm A và 2 dòng Cúm B)
- Theo Mùa Cúm thì 1 năm sẽ có 2 vắc xin phòng cúm nối tiếp ví dụ Vắc xin Cúm Bắc bán cầu 2021/2022 và vắc xin cúm Nam bán cầu 2022
- Theo nhà sản xuất thương mại tại Việt Nam hiện có vắc xin Influvac Tetra 2021/2022 và Influvac Tetra 2022 của hàng Abbott Hà Lan; Vaxigrip Tetra 2021/2022 và Vaxigrip Tetra 2022; của hãng Sanofi - Pháp; Gc Flu Q2021/2022 GC FLU QUADRIVALENT 2022 (Hàn Quốc); Ivacflu-S Việt Nam
Post a Comment